ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ MINH PHƯỢNG Số: /BC-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘ CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Minh Phượng, ngày tháng năm 2023 BÁO CÁO Kết quả thực hiện công tác Chuyển đổi số 6 tháng đầu năm 2023 Phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm Thực hiện công văn số 673/UBND –VHTT của Ủy ban nhân dân huyện Tiên lữ về việc báo cáo tình hình thực hiện công tác Chuyển đổi số 6 tháng đầu năm 2023 và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2023; Ủy ban nhân dân xã Minh Phượng báo cáo kết quả thực hiện công tác Chuyển đổi số 6 tháng đầu năm 2023 và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm như sau: I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, TRIỂN KHAI THỰC HIỆN 1. Ban hành văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện Trong 6 tháng đầu năm 2023, UBND xã Minh Phượng đã ban hành Kế hoạch số 28/KH-UBND ngày 14/4/2023 về việc phát triển chính quyền điện tử, chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin mạng năm 2023; ban hành Quyết định số 28/QĐ-UBND về việc thành lập Ban chỉ đạo chuyển đổi số xã Minh Phượng;và tiếp tục kiện toàn và phát triển 3 Tổ công nghệ số cộng đồng trên địa bàn 3 thôn. 2. Công tác tuyên truyền chuyển đổi số Căn cứ Kế hoạch đã đề ra Ủy ban nhân xã thực hiện tuyên truyền đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và toàn bộ nhân dân các thôn xóm về tầm quan trọng của công tác Chuyển đổi số. Phát thanh tin bài trên hệ thống loa truyền thanh mỗi tháng 01 lần. Thực hiện tuyên truyền trực tiếp về Chuyển đổi số thông qua các cuộc họp, hội nghị của các tổ chức đoàn thể với các hội viên, lồng ghép với các hội nghị khác. II. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 1. Xây dựng chính quyền điện tử , chính quyền số - Ủy ban nhân dânxã Minh Phượng triển khai thực hiện sử dụng đầy đủ các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh như hệ thống quản lý văn bản, hệ thống thư điện tử công vu, hệ thống báo cáo trực tuyến, hệ thống phòng họp trực tuyến…đảm bảo thường xuyên liên tục, kịp thời, phát huy hiệu quả trong thực hiện giải quyết công việc. - Đầu tư trang thiết bị hoạt động hệ thống mạng chuyên dùng và phòng họp trực tuyến. Duy trì hoạt đông hiệu quả của bộ phận một cửa ứng dụng chuyển đổi số vào cải cách thủ tục hành chính. - Thực hiện giao, nhận, chuyển văn bản tài liệu điện tử bằng mail công vụ, hệ thống quản lý văn bản, 100% cán bộ công chức sử dụng hệ thống quản lý văn bản dùng chung và 100% văn bản sử dụng chữ ký số. Triển khai hóa đơn điện tử trong thu phí, lệ phí tại Bộ phận một cửa. Ứng dụng sử dụng tài liệu điện tử trong hội nghị cơ quan, các đoàn thể. - Hệ thống quản lý văn bản, điều hành: Trong 6 tháng đầu năm 2023, tỷ lệ hồ sơ công việc trong các ngành chuyên môn được xử lý hoàn toàn trên môi trường mạng đạt 91%. - 100% cán bộ, công chức, viên chức được cấp hộp thư điện tử công vụ để thực hiện trao đổi thông tin, tài liệu, phục vụ công tác chuyên môn. - Triển khai thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp: + Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến (trên tổng số hồ sơ dịch vụ công trực tuyến có phát sinh hồ sơ) đạt 99% + Tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến được cung cấp tổng số TTHC đạt 100% + Tỷ lệ hồ sơ tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả trực tuyến trên tổng số hồ sơ của các dịch vụ công, trong đó: Tỷ lệ hồ sơ tiếp nhận trực tuyến 99%, Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến 100%; Tỷ lệ hồ sơ trả kết quả trực tuyến 100%. 2. Phát triển kinh tế số Theo tình hình thực tế tại địa phương thì phương thức thanh toán điện tử đã được áp dụng nhưng chưa được rộng rãi trong nhân dân và các lĩnh vực như nông nghiệp, xây dựng…và chưa thực sự có hiệu quả. Tiếp tục triển khai cài đặt ứng dụng thương mại điện tử trên các nền tảng số đế toàn thể nhân dân biết và thực hiện. Đẩy mạnh tuyên truyền triển khai hình thức thanh toán trên nền tảng di động, giúp người dân tiếp cận và sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Cử cán bộ, công chức tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về thương mại điện tử, kết nối tiêu thụ sản phẩm occop… 3. Phát triển xã hội số Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về chuyển đổi số ứng dụng trong mọi lĩnh vực: +Trong lĩnh vực giáo dục đã ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học, sử dụng máy chiếu, laptop. Sử dụng các mạng xã hội để liên lạc, trao đổi thông tin, công tác giáo dục giữa Nhà trường, thầy cô với các bậc phụ huynh học sinh. + Trong lĩnh vực y tế đã triển khai trên địa bàn như sổ sức khỏe điện tử, các ứng dụng về quản lý dịch tễ, khai báo y tế, tiêm chủng, bảo hiểm y tế điện tử… + Lĩnh vực văn hóa –du lịch cũng được triển khai triệt để trong việc quảng bá các giá trị văn hóa, di tích lịch sử của xã trên môi trường mạng. 4. Chuyển đổi số gắn liền với đảm bảo an toàn, an ninh thông tin mạng Xây dựng kế hoạch đảm bảo an toàn an ninh mạng, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo đảm an toàn thông tin đối với cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan trên địa bàn xã. Các trang thiết bị máy tính phục vụ công tác được cài đặt các phần mềm bảo vệ. Hệ thống mạng LAN của xã hoạt động ổn định, tổng số máy chủ đủ năng lực, đảm bảo cung cấp dịch vụ triển khai các phần mềm chuyên môn, an toàn thông tin là 01 máy chủ. III. KHÓ KHĂN TRONG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN 1. Khó khăn, vướng mắc 1.1. Thực hiện việc gửi, nhận văn bản điện tử trên phần mềm quản lý văn bản và điều hành xã Minh Phượng - Thực hiện ký số văn bản điện tử, phần mềm thực hiện chậm, đôi lúc bị lỗi không thực hiện được, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc đối với cơ quan, đơn vị xử lý nhiều hồ sơ. - Hồ sơ dạng văn bản khi chuyển Lãnh đạo ký số trên phần mềm thỉnh thoảng bị mất định dạng, chữ bị lệch, không đúng theo thể thức trình bày như văn bản gốc dạng *.docx; Đối với văn bản đi chưa có thông tin Lãnh đạo kiểm duyệt hồ sơ, gây khó khăn trong việc quản lý, theo dõi hồ sơ công việc trên phần mềm. - Trên phần mềm chưa thống kê được kết quả thực hiện tiếp nhận, trả kết quả giải quyết thủ hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích gây khó khăn trong công tác báo cáo, đánh giá, xếp hạng chuyển đổi số. 1.2. Triển khai thực hiện báo cáo kết quả công việc theo chỉ đạo điều hành của UBND xã - Công tác thống kê kết quả thực hiện nhiệm vụ do Thường trực Đảng ủy, UBND xã (nhiệm vụ đã hoàn thành, nhiệm vụ đang thực hiện, nhiệm vụ chưa hoàn thành quá hạn) của các ngành chuyên môn trong xã trên phần mềm còn chưa đầy đủ, chính xác, khó khăn trong việc quản lý, theo dõi, báo cáo đánh giá, bình xét thi đua, khen thưởng đối với các chuyên môn trong xã. 2. Nguyên nhân - Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế nêu trên chủ yếu do sự phối hợp trong công tác quản lý, vận hành, khai thác và sử dụng phần mềm của đơn vị quản lý với đơn vị cung cấp phần mềm còn chưa thực sự đầy đủ, chặt chẽ. Việc đơn vị cung cấp phần mềm khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các phần mềm còn chậm, chưa kịp thời. - Một số cán bộ chưa chủ động, sáng tạo, thay đổi thói quen, tư duy và hành động để đổi mới phương thức, quy trình, mô hình hoạt động truyền thống sang môi trường chuyển đổi số. Cơ chế chính sách và các văn bản quy định về chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số còn thiếu, chưa cụ thể; nguồn lực kinh phí dành cho chuyển đổi số còn hạn chế; nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của công nghệ số. IV. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ 6 THÁNG CUỐI NĂM 1. Tăng cường sự chỉ đạo, lãnh đạo trong công tác Chuyển đổi số, chú trọng xây dựng đội ngũ, lực lượng cán bộ trẻ có trình độ CNTT tình nguyện không ngại khó, ngại khổ để tham gia các nhiệm vụ hỗ trợ chuyển đổi số trên địa bàn toàn xã. 2. Thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền bằng nhiều hình thức phù hợp với địa phương, nâng cao chất lượng thực hiện giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính trên cổng dịch vụ công trực tuyến. 3. Triển khai hiệu quả các ứng dụng CNTT: Hệ thống điều hành và quản lý văn bản, dịch vụ công trực tuyến, sử dụng khai thác hiệu quả cổng dịch vụ công của tỉnh, trang thông tin điện tử của huyện. 4. Đảm bảo an toàn, an ninh tối đa thông tin mạng. Trên đây là báo cáo kết quả thực hiện Chương trình chuyển đổi số 6 tháng đầu năm 2023 của Ủy ban nhân dân xã Minh Phượng./. Nơi nhận: - UBND huyện - Phòng Văn hóa – Thông tin huyện - Lưu VT TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH Đinh Quang Hảo